Lịch sử hình thành và phát triển dòng xe Hilux

Toyota Hilux : Dòng xe bán tải thương mại bền bỉ nhất thế giới

Toyota Hilux đã trải qua 7 thế hệ. Trong suốt lịch sử phát triển, chiếc Pick-up đã dành được danh hiệu danh giá – một trong những dòng xe thương mại uy tín nhất thế giới. Khả năng vận hành trong những môi trường khắc nghiệt ở Bắc Cực lẫn Nam Cực, trên sa mạc hay đồi núi cũng như trên khắp thế giới đã chứng minh cho điều này. Và do đó Toyota Hilux đã chứng minh được là chiếc xe bán tải siêu rắn chắc…

Toyota Hilux thế hệ thứ 1 (1968―1972):

Hilux khởi đầu không phải từ phân xưởng của Tập đoàn xe hơi Toyota, thay vào đó, nó bắt nguồn từ dòng xe bán tải mang tên Briska của công ty sản xuất xe thương mại Hino vào năm 1961. Hilux tiền thân là thế hệ thứ 2 của dòng xe Briska. Dòng xe Hino Briska được đổi tên thành Toyota Briska vào năm 1967, lí do là thương hiệu Hino sẽ được định hướng lại, tập trung vào các dòng xe thương mại hạng trung và hạng nặng.

Toyota Hilux Thế hệ thứ nhất 1968-1972

Tháng 3/1968, Toyota xuất xưởng mẫu xe bán tải Toyota Hilux đầu tiên. Mẫu mới này có cấu trúc khung gầm N10, mặc dù mang tên thương hiêu Toyota, song chiếc xe vẫn tiếp tục được thiết kế và lắp rắp tại nhà máy Hamura, trực thuộc Hino Motors, Ltd. Khi ra mắt, Hilux có từ 2-3 phiên bản, cạnh tranh với các nhãn hiệu xe đang có trên thị trường lúc bấy giờ là Corona và Masterline. 2 chiếc xe này được Toyota chuyển đổi một cách mượt mà, phân loại thành dòng xe thương mại cỡ nhỏ và xe chở khách. Ban đầu Hilux được xem như loại xe sang trọng (Lux) tầm cao (Hi) của Corona và Crow, nhưng sau đó được tách ra thành một dòng xe riêng và được xây dựng trên khung gầm riêng.

Toyota Hilux Thế hệ thứ nhất 1968-1972

Toyota giới thiệu các mẫu xe với chiều dài cơ sở tương đối ngắn, động cơ xăng dòng R 1.5 lít, 4 xy lanh, sử dụng hộp số sàn 4 cấp với cần chuyển số đặt gần vô lăng, dẫn động cầu sau đây là thiết kế hộp số khá phổ biến trên những chiếc xe bán tải thời điểm đó. Một năm sau, dòng sản phẩm được mở rộng với một phiên bản có chiều dài cơ sở dài hơn. Tháng 2/1971, chiếc xe thay thế với động cơ 1.6 lít tương thích hơn. Khoang hành khách cũng được thiết kế với 3 chỗ ngồi trên một hàng ghế và khả năng tải 1.000kg, với thùng xe phía sau dài 1.850mm. Hilux đã được trang bị cấu trúc khung gầm riêng biệt với hệ thống treo trước đôi dạng lò xo và hệ thống treo sau dạng lá nhíp.

Toyota Hilux Thế hệ thứ nhất 1968-1972

Đối với thị trường Bắc Mĩ, Toyota có một số thay đổi quan trong. Để thâm nhập, Hilux sử dụng một cái tên khá đơn giản là Toyota Truck (Xe tải của Toyota). Phiên bản bán ở Mỹ được trang bị động cơ 1.9 lít hoặc 2.0 lít với 1 giường nằm 1,85 mét thay cho hàng ghế dự bị.

Toyota Hilux thế hệ thứ 2 (1972―1978)

Thế hệ thứ 2 được trình làng vào tháng 5/1972, đánh dấu việc mở rộng sang thị trường Anh quốc. Bước sang thế hệ thứ 2, Toyota Hilux có thêm hai phiên bản với trục cơ sở được kéo dài thêm 10mm và 45mm được tái thiết kế trên khung gầm N20. Tuy được kéo dài trục cơ sở nhưng chiều dài của thùng xe phía sau và khả năng tải trọng tối đa của xe vẫn không thay đổi.

Toyota Hilux Thế hệ thứ hai 1972-1978

Ở thế hệ thứ 2 này, khả năng vận hành của Toyota Hilux được nâng cấp với hai phiên bản động cơ lần lượt 1.6 lít công suất 81,8 mã lực và động cơ 2.0 lít công suất 103,5 mã lực. Mục đích của Toyota khi nâng cấp sức mạnh cho Hilux nhằm giúp xe có thể lái mượt mà hơn khi đi trên đường cao tốc.

Toyota Hilux Thế hệ thứ hai 1972-1978

Các tính năng an toàn cũng là điểm nhấn trong lần ra mắt này: hỗ trợ lực phanh khẩn cấp cũng như phân phối lực phanh theo tải trọng với 2 piton phanh. Sau khi ra mắt, thị trường Bắc Mỹ tiếp tục được giới thiệu mẫu xe với chiều dài cơ sở lên đến 2.25m, số sàn 4 cấp trở thành tiêu chuẩn. Khách hàng cũng có thể tùy biến cần số cũng như thay thế bằng ghế ngồi 2 người.

Toyota Hilux Thế hệ thứ hai 1972-1978

Một mẫu Toyota Hilux cao cấp hơn ra mắt thị trường vào năm 1974, với động cơ R mạnh mẽ hơn, cũng như hộp số tự động 3 cấp lần đầu tiên được trang bị trên dòng xe này. Năm 1975 tại thị trường Mỹ, mẫu xe giới thiệu phiên bản SR5, động cơ 2.2 lít, cũng như tùy chọn hộp số sàn 5 cấp. Vào tháng 10/1975, động cơ 2.0 được loại bỏ tại tất cả thị trường, chỉ sử dụng loại động cơ dung tích 1.6 lít để đáp ứng tiêu chuẩn khí thải mới ban hành.

Toyota Hilux thế hệ thứ 3 (1978―1983)

Thế hệ thứ 3 của Toyota Hilux được bán ra vào tháng 9 năm 1978. Ở thế hệ này, Toyota đã chú trọng đến sự thoải mái cho người lái cũng như hành khách. “Linh hoạt” là từ được nói đến nhiều nhất về thế hệ thứ 3 của Hilux. Bất chấp những thành công hiện tại, thế hệ này được thiết kế với thông số gần giống với một chiếc sedan, nâng cao cảm giác lái thoải mái. Lò xo cuộn ở treo trước được thay bằng thanh xoắn.

Toyota Hilux Thế hệ thứ ba 1978-1983

Đặc biệt là sự ra mắt của phiên bản cao cấp Super Delux với khoang hành khách mở rộng thêm 90mm. Mẫu xe này sau đó được bổ sung thêm một phiên bản 4 cửa với 2 hàng ghế. Tất cả phiên bản cao cấp đều trang bị phanh đĩa trước, và người mua có thể tùy chính thiết kế cốp sau. Toyota Hilux thế hệ thứ 3 có đến 7 phiên bản khác nhau gồm 3 phiên bản chiều dài tiêu chuẩn và 4 phiên bản trục cơ sở kéo dài.

Nhiều thay đổi đổi này đến tự sự nghiên cứu kĩ lưỡng đặc điểm của thị trường Hoa Kì, nơi mà xe tải thường xuyên được sử dụng không chỉ chở hàng mà còn cả hành khách nữa. Thậm chí trong tờ rơi viết bằng tiếng Nhật, Hilux khẳng định rằng nó được “sinh ra ở Nhật Bản, lớn lên từ Hoa Kì” (born in Japan, raised in the U.S)

Toyota Hilux Thế hệ thứ ba 1978-1983

Động cơ của Toyota Hilux thế hệ thứ 3 với ký hiệu 12R-J, có dung tích 1,6 lít được thừa kế từ thế hệ trước. Hệ thống treo phía trước thay đổi đôi chút, với lò xo kiểu cuộn được thay thế bằng một thanh xoắn. Hệ thống phanh đĩa trước được trang bị tiêu chuẩn trên Toyota Hilux. Đèn hậu phía sau với logo Toyota in nổi là một tùy chọn thời điểm đó của Toyota Hilux.

Vào tháng 10 năm 1979, phiên bản dẫn động 4 bánh (4WD) đầu tiên được giới thiệu với dòng bán tải Toyota Hilux. Mẫu xe này kế thừa nhiều đặc điểm từ dòng Land Cruiser 40, xe được trang bị động cơ 2 lít (18R-J) công suất 103,5 mã lực. Trong tháng 12 năm 1979, phiên bản động cơ diesel Type L cũng đã ra mắt lần đầu với phiên bản dẫn động bánh sau (4×2) và phiên bản dẫn động 4 bánh (4×4).

Toyota Hilux Thế hệ thứ ba 1978-1983

Toyota cũng mang đến một vài thay đổi Hilux vào năm 1981 khi bắt tay với công ty Winnebago Industries và 2 hãng sản xuất xe khác để cho ra đời một chiếc xe giải trí mang phong cách SUV. Dựa trên khung sườn truyền động 4 bánh, những công ty này bổ sung thêm vật liệu sợi tổng hợp và thép cho bánh sau. Tháng 10/1979, dòng xe “Jeep Nhật Bản”, Toyota Land Cruiser dẫn động 4 bánh trang bị động cơ xăng 2 lít R-serie hoặc động cơ diesel 2,2 lít L-serie được khai sinh. Thành công của Land Cruiser dẫn động 4 bánh tác động đến sự ra đời của 4Runner thế hệ thứ 4 và Hilux 4Runer wagon còn gọi là Hilux Surf sau này. Trong suốt thế hệ thứ 3 này, Toyota đã trang bị hai hàng ghế cho hầu hết các biến thể của chiếc Hilux.

Toyota Hilux Thế hệ thứ ba 1978-1983

Toyota Hilux thế hệ thứ 4 (1983―1988)

Toyota Hilux thế hệ thứ 4 được trình làng vào tháng 11 năm 1983 dựa trên nền tảng khung gầm N40. Các phiên bản được trang bị hệ dẫn động cầu sau (RWD) ở thế hệ thứ tư đều được thiết kế lại về nội thất cũng như ngoại thất mới. Thời điểm này, Toyota vẫn duy trì sản xuất phiên bản cuối cùng thế hệ thứ ba của chiếc bán tải Hilux. Bên cạnh đó, tất cả các phiên bản trang hệ thống dẫn động 4 bánh (4WD) đều được thiết kế mới hoàn toàn, đặc trưng bởi chi tiết chắn bùn kiểu vỉ ở bánh sau. Tất cả đều thay đổi mạnh mẽ trừ một điều: danh tiếng gần như không thể phá hủy.

Toyota Hilux Thế hệ thứ tư 1983-1988

Các phiên bản được trang bị hệ dẫn động cầu sau (RWD) có 4 tuỳ chọn động cơ gồm: động cơ xăng dung tích 1,6 và 1,8 lít, động cơ diesel 2,2 và 2,4 lít. Đối với phiên bản dẫn động 4 bánh 4WD thì chỉ có 2 tuỳ chọn động cơ gồm động cơ xăng dung tích 2 lít và động cơ diesel 2,4 lít.

Toyota Hilux Thế hệ thứ tư 1983-1988

Phiên bản cabin đơn và đôi đều được ra mắt cùng một lúc, bao gồm cả mẫu có thể tùy chỉnh ghế cũng như động cơ. Những tùy chọn này đã nâng con số các phiên bản từ 17 lên đến 20 mẫu. Từ lúc ra đời mẫu xe N40, thị trường xe dân dụng trên thế giới đã phát triển mạnh mẽ. Những chiếc xe SUV như Ford Bronco và Nissan Pathfinder đột nhiên “cháy hàng”.

Toyota đã có những phản ứng nhanh nhạy nhằm theo kịp xu hướng bằng việc đơn giản hóa các bộ phận: chỉnh lại chiếc khung ngắn của Hilux, lắp thêm những mái che bằng sợi tổng hợp, chỉnh sửa lại ghế sau và thiết kế lại treo sau. kiểu mẫu 4Runner được dữ bỏ vách ngăn với thùng hàng, nội thất được thông suốt từ cột A đến cuối xe trở thành 1 SUV wagon.

Toyota Hilux Thế hệ thứ tư 1983-1988

Toyota Hilux cũng được trang bị động cơ lớn hơn như động cơ 2.4 lít có turbo và động cơ V6 3.0 lít chạy xăng, điều này yêu cầu phần khung xe trước phải được mở rộng và chuyển sang hệ thống treo độc lập. Chiếc xe này được bán ra vào tháng 5/1984 với tên gọi Hilux Surf tại thị trường nội địa và 4Runner (một chiếc Hatback 3 cửa với khả năng off-road tương tự như Land Cruiser). Toyota đã điều chỉnh cột A của chiếc xe (cột ở hàng ghế trước ) cho toàn bộ dòng xe Hilux.

Toyota Hilux thế hệ thứ 5 (1988―1997)

Toyota Hilux thế hệ thứ 5 ra mắt vào tháng 9 năm 1988, được nhấn mạnh đến ba yếu tố then chốt: Mạnh mẽ, sự rắn chắc và tiện nghi. Toyota Hilux thế hệ thứ 5 đã được cải tiến, bổ sung những chức năng để biến Hilux ngày càng đa dụng hơn với nội thất được trang bị nhiều tiện nghi, bảng điều khiển hoàn toàn được thiết kế mới. Thời điểm đó khái niệm mà Toyota hướng đến là RV (recreational vehicle) hoặc xe giải trí tại Nhật Bản.

Toyota Hilux Thế hệ thứ năm 1988-1997

Để xây dựng các phẩm chất “Mạnh mẽ, rắn chắc và tiện nghi”, mẫu xe mới có nội thất gần giống với những chiếc xe chở khách, xét về mức độ trang bị nội thất cũng như thiết kế bảng điều khiển trung tâm. Ngoại thất cũng nổi bật với cửa sổ điều chỉnh được, thùng hàng được thiết kế liền mạch để tránh gỉ sét ở những đường tiếp xúc.

Toyota Hilux Thế hệ thứ năm 1988-1997

Mẫu xe 2 cầu cũng được mở rộng chiều ngang thêm 40mm, trong khi mẫu truyền động sau hẹp hơn, cánh trước phẳng. Các phiên bản dẫn động cầu sau (RWD) và dẫn động 4 bánh (4WD) của Toyota Hilux thế hệ thứ 5 được phân biệt rõ ràng với nhau thông qua thiết kế ốp nhựa trên vành hốc bánh trước/sau của xe. Toyota Hilux phiên bản dẫn động 4 bánh (4WD) thì có chi tiết này, ngược lại, các phiên bản dẫn động cầu sau (RWD) thì không có. Vì lý do này, chiều rộng của phiên bản 4WD đã trở thành 1.690mm, rộng hơn 40mm so với các phiên bản dẫn động cầu sau RWD.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *